Cẩm nang sức khỏe

Nhiều nguy cơ và biến chứng do táo bón đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi

Nhiều nguy cơ và biến chứng do táo bón đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi
Với trẻ em, do cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, mà một trong số vấn đề thường gặp nhất là táo bón. Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi – giai đoạn ăn dặm và tập ăn thì nguy cơ táo bón khá cao. Và mặc dù táo bón không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển về thể lực, trí tuệ của trẻ sau này.

Tại sao trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi lại dễ bị táo bón?

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi – đây là giai đoạn tập ăn dặm, trẻ đang từ bú sữa mẹ hoặc bú sữa ngoài chuyển sang ăn các thức ăn khác, có thể dễ bị táo bón do chế độ ăn thay đổi, không đủ chất xơ, không uống nước đầy đủ.

Giai đoạn trẻ tập ngồi bô hay bồn cầu (với trẻ trên 1 tuổi) cũng rất dễ bị táo bón do chế độ ăn vẫn phụ thuộc nhiều và sữa nên rất dễ bị thiếu chất xơ; Nếu trẻ không thích hoặc cố không sẵn sàng ngồi vào bô chúng có thể cố nín nhịn cũng gây ra táo bón. Đặc biệt, nếu trẻ đã bị đi tiêu phân cứng, đau rát khi đi đại tiện sẽ ngại đi, nín nhịn vì sợ đau tiếp…

Nhiều trẻ đã bị táo bón lại hình thành thêm “thói quen” bất thường là nín nhịn khi cảm thấy muốn đi tiêu. Biểu hiện đó với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường là: với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thường uốn cong lưng, khép chặt mông, và khóc. Với trẻ trên 1 tuổi và mới biết đi thường lắc lư tới lui, gồng cứng chân và mông, uốn cong lưng, vặn vẹo, nhón gót, bồn chồn, ngồi chồm hỗm, hoặc có các tư thế bất thường. Những hành động này nhìn có vẻ rất giống như trẻ đang cố gắng đi tiêu song thật sự trẻ đang cố để không phải đi. Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý hành động này để phòng ngừa hoặc điều trị sớm táo bón cho trẻ bởi tác hại và nguy cơ khó lường của táo bón ở trẻ độ tuổi này.

Tác hại do táo bón đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi

Táo bón với trẻ nhỏ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng trẻ song cũng dẫn đến nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm.

Làm rối loạn hệ tiêu hóa do táo bón

Trẻ bị táo bón kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ sẽ gây ứ đọng ruột. Khi phân bị ứ đọng ở bên trong thành ruột lâu ngày sẽ gây sức ép lên đường ruột, làm ruột giãn ra, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và bị đau bụng co thắt ở ruột. Nhiều trường hợp trẻ có thể bỏ ăn, nôn trớ…

 Ngoài ra khi phân không được đào thải ra ngoài, bị ứ đọng lâu ngày, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ. Nó cũng tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột sinh sôi, phát triển, là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đại tràng, ruột kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển của ruột,… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị són phân do khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, không kiểm soát được, gây ra “ị đùn”.

Nứt hậu môn, rách hậu môn

Đây là một trong những tác hại do táo bón mà trẻ em từ 6 đến 24 tháng dễ gặp nhất. Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Do phân cứng được tích tụ lại trong ruột lâu ngày, khi đại tiện, hậu môn phải giãn căng, dẫn đến các vết nứt kẽ. Nứt hậu môn gây đau và chảy máu ở trẻ.

Ngoài ra, do trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm mỏng manh nên nếu không vệ sinh cho trẻ đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị nứt hậu môn: Trẻ đau và nóng rát khi đi đại tiện, trẻ phải rặn mạnh, quấy khóc khi đi tiêu. Đại tiện ra máu, có thể dính máu đỏ trên phân, trong tã hoặc khi lau hậu môn cho trẻ thấy trên giấy vệ sinh.

Rách hậu môn: Có thể có mẩu da thừa quanh vết nứt do ngứa da và bị kích ứng vùng quanh hậu môn.

Nứt hậu môn không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ nhưng lại khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, việc cần làm là cha mẹ phải điều trị táo bón và vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng gây đau đớn cho trẻ hơn nữa.

Biến chứng của nứt rách hậu môn ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi do táo bón.

Nứt hậu môn không lành, trẻ bị đau nhiều mỗi lần đi vệ sinh

Khi vết nứt không lành, sẽ dễ trở nên mạn tính và nếu lành cũng có thể sẽ tái phát trở lại làm cho tổn thương liên tục về mô học. Vết nứt rách có thể xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong (cơ vòng này có tác dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi đại tiện). Vết rách khiến cơ co thắt, làm vết rách rộng hơn và khó lành. Đối với trẻ, cần thay tã thường xuyên và giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Nếu trẻ bị nứt hậu môn nhiều lần và kéo dài có thể sẽ cần phẫu thuật, cần gặp bác sĩ khi bé vẫn đại tiện ra máu nhiều lần, nứt hậu môn không lành, trẻ bị đau nhiều, tiếp tục chảy máu khi đại tiện dù nứt kẽ hậu môn đã lành.

Táo bón gây các bệnh về trực tràng và hậu môn

Ngoài nguy cơ nứt hậu môn, rách hậu môn ở trẻ em khi bị táo bón, đối với những trẻ ăn dặm và dùng sữa ngoài từ độ tuổi 6 tháng tuổi, lượng phân tạo thành nhiều hơn, khi phân bị ứ đọng lâu ngày ở trực tràng sẽ làm cản trở cho quá trình lưu thông máu, lâu dài dễ gây ra bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng như sa trực tràng, phình đại tràng (do phân tích tụ trong đại tràng có thể gây phình đại tràng), nguy hiểm hơn trẻ có thể bị ung thư trực tràng…

Để tránh các cơn đau khi bị táo bón, trong tiềm thức trẻ nhỏ có thể bắt đầu việc không muốn đi đại tiện làm cho phân bị giữ lại lâu hơn trong ruột già. Kết quả, cơ thể của bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân, làm phân thêm rắn chắc hơn. Điều này có thể làm cho tình trạng táo bón của bé thêm nặng hơn.

Trẻ bị sa sút tinh thần và sức khỏe

  Với trẻ nhỏ khi chưa chưa tự nói được, táo bón làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, bụng đầy chướng, nên thường biểu hiện bằng quấy khóc, khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay bị tỉnh giấc, biếng ăn, ăn uống kém, tâm tính thay đổi thất thường. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa, ăn ít đi, dẫn đến chậm phát triển và kém hoàn thiện về thể chất và trí tuệ.

Phòng ngừa và chăm sóc trẻ để tránh những tác hại do táo bón ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị nhận thấy những dấu hiệu táo bón ở trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

– Quan trọng vẫn bắt đầu từ chế độ ăn uống của trẻ: Với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là giai đoạn ăn dặm, tập ăn, cần chú ý bổ sung chất xơ, hoa quả, rau, bột ngũ cốc vào bữa ăn cho trẻ.

– Bổ sung cho trẻ uống nước đầy đủ.

  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Nhu cầu của trẻ lúc này vào khoảng 200 – 300ml/ngày, lúc này lượng nước trong sữa mẹ vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một lượng nhỏ. Sau mỗi lần ăn, bé uống thêm khoảng 2 thìa con nước lọc, khoảng 15 – 30ml/lần.
  • -Trẻ trên 1 tuổi: Lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của trẻ, với mức tối thiểu 400ml/ngày. (Có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể:  4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml).
Phụ huynh cần cho trẻ  uống đủ nước để phòng tránh táo bón

– Giữ vệ sinh hậu môn thật sạch, khi lau rửa cần nhẹ nhàng. Nên vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm để giảm đau, kháng khuẩn.

– Khi trẻ bị táo bón, dùng thuốc làm mềm phân hay thuốc giảm nhu động ruột nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Bôi vaseline làm mềm vùng hậu môn và bôi trơn để bé dễ đại tiện.

– Khuyến khích, tập cho bé đi đại tiện đúng giờ để tránh táo bón.

 
tag

Tin cùng chuyên mục